Hiện nay, việc mở quán cafe được đánh giá là một trong những ngành “hot” hàng đầu được giới trẻ lựa chọn khi mới bắt đầu khởi nghiệp. Tuy nhiên, điều đó vô tình biến thị trường này trở nên khốc liệt và chỉ một sai lầm cũng có thể khiến ngay cả một tên tuổi lớn trên thị trường cũng phải đóng của.
Cùng tìm hiểu một số kinh nghiệm mở quán cafe được Fc Good Coffee tổng hợp từ chia sẽ của nhiều chủ quán thành công nổi tiếng trên thị trường hiện nay cũng như từ các bạn trẻ đã phải đóng cửa quán của mình để học hỏi những sai lầm mà họ đã mắc phải.
1. Tiến Hành Nghiên Cứu Thị Trường Kinh Doanh Quán Cafe
Cũng giống như bất kỳ ngành nghề kinh doanh trên thị trường. Việc mở quán cafe luôn đòi hỏi sự đầu tư thật sự nghiêm túc về thời gian và tiền bạc nếu thật sự muốn thành công. Không chỉ là những kiến thức cơ bản về cafe, cách kinh doanh cũng như cách quản lý,… Bạn cũng cần phải dành thời gian để nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm mở quán cafe từ những người đi trước. Lý do thành công, nguyên nhân thất bại để từ đó rút ra được bài học, phương thức kinh doanh phù hợp nhất với quán của mình.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần dành thời gian nghiên cứu, phân tích các đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua internet cũng như quan sát thực tế. Một số vấn đề mà bạn cần quan tâm như: Họ là ai ? Mục đích đến quán cafe của họ là gì ? Đâu là khoảng thời gian họ thường đến quán? Cách trang trí cửa tiệm, cách thức phục vụ cũng như món nào trong thực đơn được nhiều người yêu thích nhất ?… Từ đó, định hướng phát triển cho quán của mình để đảm bảo thu hút khách cũng như tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Một số hành vi tiêu dùng của nhóm khách hàng mục tiêu được tổng hợp tại 2 thành phố lớn TPHCM, Hà Nội:
Đối tượng sử dụng |
|
Thời điểm uống cafe của khách hàng |
|
Các yếu tố thu hút khách hàng |
|
Mức giá phổ biến |
|
Xem ngay: Mở quán cà phê cần chuẩn bị gì
2. Xác Định Mục Tiêu Mở quán cafe
Việc xác định được mục tiêu quán cafe sẽ giúp việc thực hiện kế hoạch mở quán đơn giản và dễ dàng hơn nhiều. Cần lưu ý rằng kế hoạch ý tưởng mở quán cafe phải được viết ra rõ ràng từ tổng thể đến chi tiếng bằng giấy trắng mực đen chứ không chỉ đơn giản là suy nghĩ mọi thứ trong đầu.
Một số nội cần có trong kế hoạch mở quán cafe có thể kể đến như: Thiết kế không gian, xây dựng thương hiệu và hình ảnh quán, mục tiêu doanh số và lợi nhuận cần đạt được, kế hoạch mở rộng quán trong tương lai,… Và việc lên kế hoạch cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc thiết lập mục tiêu SMART (Cụ thể, rõ ràng, thực tế, có thể đo lường được và có các mốc thời gian cụ thể để hoàn thành).
3. Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Cafe
Việc thiếu một kế hoạch kinh doanh chi tiết trước khi bắt tay vào thực hiện được đánh giá là nguyên nhân lớn dẫn đến thất bại của các quán cafe.
Vì vậy, để đảm bảo việc kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất. Việc xây dựng một kế hoạch xây dựng quán cafe là vấn đề mà bạn buộc phải thực hiện. Thông qua việc lập kế hoạch, bạn sẽ hiểu rõ hơn về khách hàng, nắm được tổng quát về thị trường cũng như ước đoán được các con số để giúp việc kinh doanh có thể đạt được thành công. Từ đó, vạch ra kế hoạch chi tiết, cụ thể giúp phát triển quán cafe cũng như cách xây dựng, quản lý, điều hành giúp bạn có thể đạt mục tiêu.
Một số câu hỏi cần lời giải để có thể phác thảo được một kế hoạch kinh doanh quán cafe thành công.
Tệp khách hàng tiềm năng mà quán cafe của bạn hướng đến là ai ? Độ tuổi, mức thu nhập, sở thích, thói quen tiêu dùng,…
Vị trí, địa điểm mặt bằng của bạn có những ưu điểm gì ? Diện tích là bao nhiêu ?
Đâu là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp/gián tiếp đối với quán của bạn ? Ưu/khuyết điểm của họ là gì ?
– Đâu là mô hình kinh doanh quán cafe mà bạn lựa chọn: Cafe sân vườn, cafe sách, cafe sân thượng, cafe ăn sáng,…?
Phong cách thiết kế mà để trang trí cho quán của bạn là gì ? Liệu có thể thu hút được các khách hàng mục tiêu mà bạn đang hướng đến ?
– Loại cafe trong menu của bạn là gì ? Cafe phin, cafe Chồn, cafe Arabica, Cafe cherry, cafe Moka, Cafe Robusta, Cafe Ý, Capuchino, Latte, Mocha, Americano,…?
– Đâu là đặc điểm trong đồ uống của bạn tạo nên sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh ? Điều gì khiến khách hàng nên chọn thưởng thức cafe tại quán của bạn thay vì các nơi khác? Làm sao để khách hàng biết đến điểm đặc biệt này ?
– Đâu là những thủ tục pháp lý cần thiết khi mở quán cà phê ?
– Cần thuê tối đa bao nhiêu nhân viên để đảm bảo việc quản lý, vận hành quán ổn định nhất ?
– Tổng số vốn mà bạn cần có là bao nhiêu để mở quán cafe theo kế hoạch của mình? Số vốn bạn đã có và cần mượn/vay thêm bao nhiêu để bổ sung vào số còn thiếu ?
– Bảng phân tích lãi, lỗ, sự biến đổi trong hoạt động quán theo từng thời điểm,…
Để có thể lập được một kế hoạch kinh doanh quán cafe tốt, thật sự hiệu quả với tính ứng dụng cao. Không thể chỉ đơn giản là ngồi ở nhà và lập kế hoạch dựa trên suy nghĩ, ý kiến chủ quan của mình.
Thay vào đó, bạn cần đến trực tiếp các quán cafe kinh doanh thành công để quan sát, ghi chú, học tập cách vận hành rồi tổng hợp lại thành bản kế hoạch cụ thể. Sau đó, có thể mang bản kế hoạch tiếp tục tham khảo ý kiến từ bạn bè, người quen đang kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau để có thể tham khảo nhận xét, đóng góp ý kiến từ họ. Sau khi thu thập đầy đủ các ý kiến, bạn có thể tiếp tục xem xét, điều chỉnh bản kế hoạch trước khi tiến hành đi vào triển khai thực tế.
4. Chọn địa điểm mở quán cafe
Được đánh giá là yếu tố quan trọng quyết định 30% sự thành công của quán cafe. Việc chọn địa điểm mặt bằng trước khi đưa ra quyết định cần đảm bảo đầy đủ các tiêu chí như: Vị trí mở quán có đủ rộng hay không ? Liệu quán có nằm ở nơi dễ tìm thấy hay không? Có chỗ đậu xe hay không và khoảng cách của nó là bao xa so với quán? Lưu lượng xe cộ, tần suất người qua lại tại từng thời điểm ? Xung quanh liệu đã có nhiều quán cafe/đối thủ cạnh tranh hay chưa ?
Một gợi ý nhỏ cho bạn trong việc chọn mặt bằng để đảm bảo đông khách hàng là nên chọn như nơi có vị trí đẹp, tốt cho việc kinh doanh quán cafe như là gần các trường học, công sở, khu mua sắm, dân cư đông đúc,…
Đặc biệt, mọi thỏa thuận đều phải được nêu rõ trong hợp đồng có đầy đủ giá trị về pháp lý. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến từ các bạn bè, người quen có kinh nghiệm hoặc tư vấn của luật sư trước khi ký kết hợp đồng để tránh bị nâng giá khi vừa mới bắt đầu kinh doanh trong thời gian ngắn.
Hiện nay, phí thuê mặt bằng mở quán cafe sẽ dao động từ 7 triệu – 100 triệu/tháng phụ thuộc vào diện tích, vị trí thuê. Đối với các quán cafe ở quê, chi phí thuê sẽ thấp hơn. Vì vậy, tùy theo mức vốn ban đầu mà mình có cũng như đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn có thể lựa chọn được địa điểm phù hợp nhất.
Có thể bạn chưa biết: Kinh nghiệm chọn mặt bằng địa điểm mở quán cafe
5. Hoàn Tất Các Thủ Tục Cần Thiết Đăng Ký Mở quán cafe
Bên cạnh hợp đồng ký kết với chủ địa điểm thuê mặt bằng. Việc mở quán cafe với bất kỳ quy mô, hình thức nào (cafe nhượng quyền, cafe sân vườn, cafe sách, cafe cóc, cafe vỉa hè,…) cũng đều cần hoàn thành một số thủ tục đăng ký kinh doanh trước khi mở quán. Có thể kể đến như:
– Đối với các quán cafe có quy mô vừa và nhỏ: Tiến hành đăng ký kinh doanh theo dạng hộ gia đình với ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi mở quán.
– Đối với kinh doanh cafe quy mô lớn theo chuỗi, nhượng quyền: Cần tham khảo ý kiến của luật sư để đảm bảo hoàn thiện các thủ tục, giấy tờ cần thiết.
6. Chọn Đơn Vị Cung Cấp Nguyên Liệu Mở quán cafe
An toàn vệ sinh thực phẩm luôn là vấn hàng đầu được quan tâm trong các hình thức kinh doanh ăn uống như quán cafe. Vì vậy, để có thể đảm bảo việc kinh doanh thành công và hoạt động có hiệu quả trong lâu dài. Bạn còn chọn cho mình được một đơn vị cung cấp các nguyên liệu tốt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáng tin cây và phù hợp với mục tiêu kinh doanh của quán mình.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lập danh sách các nguyên liệu chính/phụ cũng như lựa chọn nhà cung cấp dựa trên mục tiêu kinh doanh quán cafe của bạn (Chỉ tập trung bán cafe hay có kèm thêm các món khác như sinh tố, trà, đồ ăn vặt, bánh ngọt,…).
Danh sách nguyên liệu pha chế cafe cơ bản nhất mà bạn cần có:
- Nhóm nguyên liệu chính: Các loại cafe, sữa đặc, sữa tươi, đường, kem, bột cacao cũng như các loại phụ liệu, hương liệu, bánh, các loại nguyên liệu cho thức uống bổ sung,…
- Nhóm nguyên liệu hỗ trợ: ly, tách, đá lạnh, Khăn giấy,…
7. Một Số Vật Dụng Cần Thiết Khi Mở quán cafe ?
Bên cạnh các nguyên liệu cần có trong kinh doanh mở quán cafe. Việc lập một danh sách với các trang thiết bị, máy móc cũng như ngân sách cần dự trù để mua chúng cũng là điều cần thiết nhằm giúp quán hoạt động ổn định, nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Thông thường, việc đầu tư chi phí cho các loại máy móc này là khá đắt đỏ với mức giá giao động từ 30 đến 100 triệu tùy chất lượng máy. Vì vậy, trong thời gian đầu khi chưa có quá nhiều vốn, để tiết kiệm chi phí mua sắm với mức thấp nhất. Bạn chỉ nên mua những máy thật sự cần thiết với chất lượng cùng tính năng đủ đảm đảm bảo cho hoạt động quán. Vì vậy bạn cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết khi mở quán cafe nhưng cũng phải phù hợp với tài chính hiện có.
Ví dụ: Trong trường hợp bạn chỉ muốn mở quán cafe theo phong cách truyền thống. Với các công đoạn phục vụ đơn giản như pha cafe phin, ghi order và tính tiền thủ công cho khách. Bạn có thể bỏ qua việc sắm sửa các trang thiết bị đắt tiền này.
Một vài gợi ý về máy móc, thiết bị hỗ trợ pha cafe:
- Máy pha cafe
- Máy dập, đóng gói cafe mang về
- Máy xay sinh tố, máy tính tiền, tủ lạnh,…
8. Phong Cách Thiết Kế, Trang Trí Không Gian Quán Cafe
Việc xác định phong cách thiết kế, trang trí không gian quán cafe phụ thuộc rất lớn vào đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến. Bởi đây là yếu tố cơ bản nhất giúp thu hút họ đến với quán của bạn.
Đó có thể là phong cách hoài cổ, hiện đại, sáng tạo, gần gũi,… hoặc là sự kết hợp giữa các phong cách lại với nhau. Tuy nhiên, như đã đề cập. Yếu tố này cần đảm bảo phù hợp với xu hướng được yêu thích tại nơi bạn sinh sống và những gì mà đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn yếu thích để đảm bảo thu hút và làm tăng khả năng cạnh tranh cho quán.
Một số yếu tố cần xem xét khi thiết kế phong cách quán cafe:
– Xác định vị trí, công năng của từng khu vực
– Bố cục màu sắc, ánh sáng cho quán
– Thiết kế, lắp đặt bảng hiệu, trang trí trong không gian
– Lựa chọn đồ nội thất trong quán
…
Mặc dù chiếm vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng cũng như tăng khả năng cạnh tranh cho quán. Tuy nhiên, cần lưu ý là tránh việc chi quá nhiều ngân sách vào việc thiết kế phong cách bởi có thể làm ảnh hưởng đến vốn ban đầu, chi phí thuê nhà, vận hành, Marketing quán,… trong quá trình hoạt động lâu dài.
Vì vậy, để có thể đảm bảo mang phong cách thiết kế quán hiệu quả, chuyên nghiệp nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm. Nên thuê đơn vị thiết kế quán cafe chuyên nghiệp thi công trọn gói hoặc tìm đến các đơn vị chuyên thiết kế bản vẽ để có được một bản vẽ hoàn chỉnh. Sau đó, tìm các thợ ngoài để thực hiện (có thể tiết kiệm được khoảng 30 – 40% chi phí so với thuê và thiết kế thi công trọn gói).
9. Lên Ý Tưởng Thiết Kế Menu Cho Quán Cafe
Cũng giống như thiết kế phong cách đặc trưng cho quán, việc chọn các món trong thực đơn (menu) cần đảm bảo phù hợp với nhu cầu, sở thích của các đối tượng khách hàng tiềm năng.
Bên cạnh đó, các bạn cần quan tâm việc thiết kế menu sao cho thể hiện được tầm nhìn và chủ đề của quán. Có thể kể đến như các yếu tố về vị trí, cách sắp xếp các loại đồ uống phụ vụ, cách lựa chọn hình ảnh thực phẩm, màu sắc, font chữ, giá cả chi tiết, các đoạn mô tả sản phẩm,…
Việc tự thiết kế menu quán cafe thông qua tự chụp ảnh sản phẩm sẽ giúp tiết kiệm hơn chi phí rất nhiều cũng như là giúp tạo đặc trưng riêng đặc biệt là nếu bạn biết sử dụng các công cụ thiết kế chuyên nghiệp như Photoshop, Illustrator,… Sau khi hoàn tất, có thể tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân có kinh nghiệm mở quán cafe để có thể điều chỉnh lại. Nhằm đảm bảo thực đơn không chỉ đẹp, thu hút mà còn đảm bảo chuyên nghiệp.
10. Thuê Nhân Viên
Với tính đặc thù của công việc kinh doanh quán cafe, việc chọn đúng người trong khâu tuyển dụng được đánh giá là vấn đề vô cùng quan trọng bởi chất lượng dịch vụ, sản phẩm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc liệu khách hàng có tiếp tục quay trở lại quán của bạn nữa hay không ?
Để có thể tăng khả năng giữ chân khách hàng. Xây dựng được thiện cảm và khiến họ hài lòng. Bạn cần phải có một quy chuẩn về dịch vụ khách hàng và tiến hành đào tạo cho nhân viên. Từ cách chào hỏi, giới thiệu đồ uống cho đến việc phục vụ, giải đáp thắc mắc,… cho khách hàng.
Trong giai đoạn đầu mở quán, bạn có thể chú ý đến việc thuê nhân viên có nhiều kinh nghiệm để đảm bảo quán có được khởi đầu tốt nhất. Tuy nhiên, việc tìm kiếm, lựa chọn và đào tạo những nhân viên có thái độ phục vụ tốt nhất mới chính là yếu tố bạn cần hướng đến về lâu dài…
Bên cạnh đó, tùy theo tình hình kinh doanh, quy mô quán cafe mà bạn có thể tiến hành thuê nhân viên theo hình thức toàn thời gian hoặc bán thời gian (theo giờ). Chi phí thuê nhân viên phổ biến ở các quán cafe được đánh giá là không quá với mức giao động từ 5-7 tr/tháng cho nhân viên toàn thời gian và 20.000 đến 30.000 cho nhân viên làm theo giờ.
Xem ngay: Đào tạo nhân viên quán cafe
11. Lên Kế Hoạch Marketing Quán Cafe
Việc lên và thực hiện các kế hoạch Marketing là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc giúp các khách hàng tiềm năng biết đến quán cafe của bạn. Vì vậy, bản kế hoạch marketing truyền thông, tiếp thị quán cafe cần được hoàn thành trong khoảng 1 tháng trước khi khai trương. Và bạn có thể kết hợp giữa các hình thức tiếp thị, quảng cáo truyền thống với các chiến dịch Marketing Online để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất.
Các hình thức tiếp thị, quảng cáo truyền thống: Tiếp thị tại điểm bán, phát tờ rơi, treo băng rôn, đưa ra các chương trình khuyến mãi, giới thiệu, tiếp thị quán thông qua các mối quan hệ bên ngoài…
Các chiến dịch Marketing Online: Sử dụng hình ảnh, video để kích thích tương tác trên các trang mạng xã hội, khuyến khích khách hàng check in, viết các bài review đánh giá quán, chạy các chiến dịch quảng cáo,…
Kết Luận
Có thể thấy rằng, việc mở quán cafe hoàn toàn không phải là công việc dễ dàng như nhiều bạn trẻ hiện nay vẫn lầm tưởng. Không chỉ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như thiếu vốn, làm việc liên tục trong nhiều giờ, kinh doanh gặp khó khăn,… mà còn phải đối mặt với sự cạnh tranh vô cùng khủng khiếp đến từ các quán cafe cũng như hệ thống các chuỗi kinh doanh cafe từ lớn đến nhỏ.
Hy vọng rằng, với những kiến thức chia sẻ từ bài viết. Bạn đã biết được những việc mình cần làm cũng như tâm lý cần chuẩn bị để có thể giúp việc kinh doanh mở quán cafe của mình không chỉ là tồn tại mà còn có thể phát triển mạnh trong thời gian sắp tới nhé. Chúc bạn thành công !
Xem thêm: Cafe nhượng quyền là gì ? Những điều cần biết nếu muốn kinh doanh